Động cơ điện 3 pha là gì?
Động cơ 3 pha (hay động cơ điện xoay chiều 3 pha)
- Hoạt động ở điện áp 380V.
- Được chế tạo dựa trên nguyên lý biến thiên từ trường trong cuộn dây, tương tự như máy phát điện xoay chiều 3 pha.

Động cơ điện 3 pha là gì?
Sự ra đời của động cơ ba pha trong quá trình phát triển của hệ thống điện, người ta nhận thấy rằng:
- Sử dụng 1 cuộn dây: Gây lãng phí công suất thực tế của nguồn phát.
- Sử dụng 2 cuộn dây: Tạo ra “điểm chết”, gây khó khăn cho việc khởi động nguồn phát.
Để khắc phục những hạn chế này, điện áp 3 pha đã ra đời và kéo theo đó là sự phát triển của động cơ ba pha.
Thông số kỹ thuật cần nắm khi lắp ráp động cơ điện ba pha cần nắm vững các thông số kỹ thuật quan trọng sau:
- Hiệu điện thế (Điện áp): Được ký hiệu là Volt (V).
- Số pha: 3 pha (3Phase).
- Tần số: Được ký hiệu là Hz (Hertz), thường là 50Hz hoặc 60Hz, thể hiện tần số của lưới điện.
- Dòng điện: Được ký hiệu là AMP (Ampe), chỉ dòng điện định mức của động cơ.
Phân loại động cơ điện 3 pha theo điện áp được phân loại theo hiệu điện thế như sau:
- Hạ thế: 380V, 400V, 415V, 420V, 460V, 660V hoặc 3 pha 220V.
- Trung thế: 15.000V.
- Cao thế: 110.000V, 220.000V, 500.000V.
Cách đấu nối động cơ điện 3 pha

Cách đấu nối động cơ điện 3 pha
Có hai cách đấu nối động cơ điện 3 pha phổ biến:
Đấu hình tam giác (∆):
- Áp dụng cho động cơ có điện áp định mức 220V/380V và lưới điện 110V/220V.
- Kết nối kiểu tam giác giúp phù hợp giữa điện áp động cơ (220V) và điện áp lưới.